(Đến ngày 7 tháng 9 năm 2007, EurepGAP đã đổi tên chính thức thành GlobalGAP)
1. Giới thiệu
Đây là tiêu chuẩn Toàn cầu do hơn 80 Quốc gia đặt chung và lấy tên là GlobalGap để đề ra tiêu chuẩn chung sản xuất trong ngành Nông nghiệp bao gồm Trồng trọt, chăn nuôi thủy hải sản. GlobalGAP với hơn 100 tiêu chí kiểm soát, theo đó yêu cầu các nhà sản xuất phải thiết lập một hệ thống kiểm tra và giám sát an toàn thực phẩm xuyên suốt bắt đầu từ khâu sửa soạn nông trại canh tác đến khâu thu hoạch, chế biến và tồn trữ. Chẳng hạn như phải làm sạch nguồn đất, đảm bảo độ an toàn nguồn nước; giống cây trồng, vật nuôi được chọn cũng là giống sạch bệnh bởi nếu giống không an toàn sẽ ảnh hưởng nhiều tới năng suất, chất lượng; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cũng phải đảm bảo là những thuốc trong danh mục, chủ yếu là thuốc có nguồn gốc hữu cơ an toàn cho người sử dụng.
Ngoài ra, người sản xuất phải ghi chép lại toàn bộ quá trình sản xuất, bắt đầu từ khâu xuống giống đến khi thu hoạch và bảo quản để phòng ngừa khi xảy ra sự cố như là ngộ độc thực phẩm hay dư lượng hóa chất vượt ngưỡng cho phép và có thể truy nguyên được nguồn gốc.
Có thể thấy, để một mặt hàng nông nghiệp đáp ứng được GlobalGAP nghĩa là được thừa nhận đảm bảo chất lượng trên toàn cầu thì mặt hàng đó phải trải qua một hệ thống kiểm soát vận hành nghiêm ngặt, tối ưu nhất, và chưa kể đến việc phải bỏ ra một khoản chi phí đáng kể.
Chính từ ưu điểm và một số khó khăn hệ thống này, một số nước đã dựa trên GlobalGAP để xây dựng bộ tiêu chuẩn riêng để phù hợp với tình hình sản xuất và nhu cầu tiêu dùng tại địa phương.
2. Lợi ích chủ yếu của tiêu chuẩn GlobalG.A.P
- Chứng minh với khách hàng (nhà bán lẻ, các thương nhân, nhà nhập khẩu) về việc các sản phẩm của doanh nghiệp được sản xuất tuân theo phương pháp thực hành nông nghiệp tốt.
- Tạo sự tin cậy đối với người tiêu dùng.
- Đảm bảo khả năng thâm nhập thị trường
- Đáp ứng yêu cầu của khách hàng ở những thị trường khó tính như Châu Âu.
- Gia tăng hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh.
- Áp dụng các quy trình để cải tiến liên tục.
- Giảm các cuộc kiểm tra của bên thứ 2 đối với nông trại vì phần đông các nhà bán lẻ lớn chấp nhận chứng nhận này.
- Thuận lợi trong việc ký kết hợp đồng - đấu thầu.
Các bước cơ bản để đạt được chứng chỉ chứng nhận Global GAP như sau :
BƯỚC 1 : CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT
Vị trí trại sản xuất
Cơ sở hạ tầng
Cơ sở vật chất
Nhân sự
Vệ sinh
BƯỚC 2 : XÂY DỰNG BỘ TÀI LIỆU “ Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Global GAP "
Xây dựng kế hoạch HACCP
Xây dựng sổ tay chất lượng
Xây dựng quy trình kiểm soát tài liệu
Xây dựng quy trình kiểm soát hồ sơ
Xây dựng quy trình khắc phục phòng ngừa
Xây dựng quy trình truy tìm nguồn gốc sản phẩm
Xây dựng quy trình đánh giá chất lượng nội bộ
Xây dựng quy trình đào tạo
Xây dựng quy trình vệ sinh chuẩn SSOP
Xây dựng quy trình sản xuất
Xây dựng quy trình hiệu chuẩn
Xây dựng quy trình quy định mua hàng hoá
Xây dựng quy trình xem xét hệ thống
Xây dựng quy trình khiếu nại khách hàng
Xây dựng quy trình đánh giá môi trường, rủi ro
Xây dựng thủ tục quản lý an ninh
Sổ nhật ký theo dõi quá trình sản xuất
Sổ tổng hợp các biểu mẫu mua hàng hóa và SSOP
BƯỚC 3: VẬN HÀNH VÀO SẢN XUẤT
Tuân thủ áp dụng theo các yêu cầu của tiêu chuẩn Global GAP và kế hoạch HACCP để kiểm soát quá trình sản xuất
Tiến hành ghi chép đầy đủ các hồ sơ: Sổ nhật ký theo dõi quá trình sản xuất, hồ sơ vệ sinh SSOP, hồ sơ theo dõi nhập xuất hàng hóa,…
BƯỚC 4: ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ
Đánh giá nội bộ là đánh giá chéo giữa các cơ sở sản xuất. Gồm các bước:
Lập danh sách các cơ sở đánh giá.
Gửi thông báo, lịch đánh giá nội bộ (nội dung, thành phần, thời gian…).
Làm việc với chủ cơ sở sản xuất.
Kiểm tra hồ sơ ghi chép.
Kiểm tra cơ sở sản xuất.
Báo cáo kết quả đánh giá với Trưởng ban Global GAP (nhận xét, đề nghị).
Trưởng ban quyết định có kế hoạch điều chỉnh lại kế hoạch cho phù hợp (khi phát hiện chưa phù hợp).
BƯỚC 5: ĐÁNH GIÁ CHÍNH THỨC
Mời chuyên viên đánh giá của Công ty có chức năng.
Công ty gửi thông báo, lịch đánh giá chính thức.
Trình tự đánh giá (như đánh giá nội bộ).
Nếu sai lỗi, chuyên viên đánh giá sẽ nhắc nhở và đề nghị khắc phục trong vòng 28 ngày, sau khi
khắc phục chuyên viên đánh giá sẽ tiến hành thẩm tra lại.Yêu cầu chung cho mọi nông trại (All Farm base– AF)
AF .1 – Lưu hồ sơ và kiểm tra nội bộ
AF .2 – Lịch sử nông trại, quản lý nông trại
AF .3 – An toàn, sức khỏe và phúc lợi cho người lao động
AF .4 – Quản lý, tái chế và tái sử dụng chất thải, chất gây ô nhiễm
AF .5 – Môi trường và bảo tồn
AF .6 – Khiếu nại
AF .7 – Truy xuất nguồn gốc
AF .1 – Lưu hồ sơ và kiểm tra nội bộ
AF.1.1 - Hồ sơ được cập nhật và lưu ít nhất 2 năm
AF.1.2 - Phải kiểm tra nội bộ ít nhất 1 lần/năm
AF.1.3 - hành động khắc phục hiệu quả đối với những điểm chưa phù hợp được phát hiện trong đánh giá nội bộ
Để có thể áp dụng được cho các trang trại với các sản phẩm khác nhau (cây trồng, vật nuôi và thủy sản) với đặc thù sản xuất khác nhau, bộ tiêu chuẩn được thiết kế thành 3 loại tài liệu bao gồm:
+ Quy định chung / General Regulation (GR) – tài liệu cung cấp các thông tin tổng thể, về tổ chức chứng nhận, các phương thức chứng nhận và yêu cầu đào tạo đối với chuyên gia đánh giá.
+ Các điểm kiểm soát và tiêu chí sự phù hợp / Control Points and Compliance Criteria (CPCC) – tài liệu đưa ra các điểm cần kiểm soát và tiêu chí phù hợp cho từng điểm. Các điểm kiểm soát và tiêu chí sự phù hợp được cụ thể hóa theo các môdun sản phẩm khác nhau và được phân tầng theo mô hình dưới đây:
CPCC cho mọi trang trại / All Farms(AF) | CPCC cho trang trại Trồng trọt / Crop Base (CB) | CPCC đối với Rau và Quả |
CPCC đối với Hoa và Cây cảnh | ||
CPCC đối với Cà phê | ||
CPCC đối với Chè | ||
CPCC đối với trang trại tổng hợp | ||
CPCC đối với Cây khác | ||
CPCC cho trang trại Chăn nuôi / Livestock Base (LB) | CPCC đối với Gia súc và Cừu | |
CPCC đối với Động vật cho sữa | ||
CPCC đối với Lợn | ||
CPCC đối với Gia cầm | ||
CPCC đối với Vật nuôi khác | ||
CPCC cho trang trại Thuỷ sản / Aquaculture Base (AB) | CPCC đối với Cá hồi | |
CPCC đối với Cá tra | ||
CPCC đối với Tôm | ||
CPCC đối với Thuỷ sản khác |
+ Bảng kiểm tra / Checklist (CL) – tài liệu dùng để các chuyên gia sử dụng trong quá trình đánh giá, cả đánh giá nội bộ lẫn đánh giá của tổ chức chứng nhận.
Vì thế khi áp dụng, một nhà sản xuất một nhóm sản phẩm phải:
+ Đáp ứng các yêu cầu trong Quy định chung đối với nhà sản xuất.
+ Phù hợp với yêu cầu kiểm soát có trong 3 văn bản có liên quan (ví dụ trang trại sản xuất rau phải áp dụng quy định kiểm soát cho mọi trang trại, cho ngành trồng trọt, và cho rau quả).
+ Đánh giá nội bộ cho theo bảng kiểm tra dành cho trang trại rau quả và thêm bảng kiểm tra dành cho hệ thống quản lý chất lượng (nếu định chứng nhận theo nhóm).